Đặc điểm Ngọc lục bảo

  • Ngọc lục bảo có thành phần hóa học và cấu trúc tinh thể giống beril, tỷ trọng 2,67 - 2,78, với nguyên tố tạo màu là Cr, đôi khi là V.
  • Màu sắc: Emơrôt thường có màu lục tới lục đậm. Màu lục của emơrôt không gì sánh được vì thế được gọi riêng là "lục emơrôt". Nguyên nhân tạo màu lục là do Cr2O3, đôi khi là vanadi (V). Màu sắc rất ổn định dưới tác dụng của ánh sáng và nhiệt, chỉ biến đổi nhiệt độ 700 - 800 độ C. Màu được ưa chuộng nhất là màu lục thắm, còn màu lục nhạt, vàng lục, lục tối ít chuộng hơn. Màu sắc trong viên đá thường phân bố không đều, mà tạo thành các sọc hoặc đám màu. Sắt cũng thường xuyên có mặt trong emơrôt và làm giảm sự phát quang của đá. Chỉ số chiết suất 1,576 - 1,582; lưỡng chiết 0,006; phổ hấp thụ: 6835, 6896, 6620, 6460, 6370, 6300, 5800, 4774, 4725;
  • Ngọc lục bảo phát quang màu đỏ, và dưới kính lọc Chelsea cũng cho màu đỏ. Sự phát quang này có thể bị giảm đi khi có mặt của Fe, và có thể không phát quang, đặc tính quang học: một trục âm.
  • Thông thường emơrôt chứa các bao thể tự nhiên như: bao thể lỏng với bọt khí và các bao thể cứng khác. Những bao thể đó là chứng cứ cho nguồn gốc tự nhiên của viên đá so với loại tổng hợp và mô phỏng. Bao thể rắn trong emơrôt:pyrit, sylvin, parisit (một khoáng vật đất hiếm), bao thể tinh thể âm định hướng song song với trục của tinh thể. Đặc biệt trong emơrôt hay có các màng sương nên người ta có tên gọi cho loại này là "emơrôt vườn cảnh".[3]